TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN K× thi thö tuyÓn sinh vµo líp 10 THPT
N¨m häc 2016 -2017
M«n thi : Ng÷ v¨n
Thêi gian lµm bµi : 120 phót, kh«ng kÓ giao ®Ò
Lưu ý : §Ò thi cã 02 trang
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu số 1 đến câu số 7.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
( Nhớ rừng, Thế Lữ, Ngữ văn 8 )
Câu 1( 0,25 điểm ).Trong khổ thơ trên, nhân vật con hổ là ai ?
Câu 2( 0,25 điểm). Con hổ có thái độ như thế nào với các đối tượng xung quanh ?
Câu 3( 0,5 điểm). Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” ? Phân tích giá trị của biện pháp tu từ đó.
Câu 4( 0,5 điểm). Dòng thơ nào chứa phép đảo ngữ? Nêu ý nghĩa của phép đảo ngữ đó.
Câu 5( 0,25 điểm). Nêu nội dung cơ bản của khổ thơ trên.
Câu 6( 0,25 điểm ). Nêu mối quan hệ về ý giữa khổ thơ trên với các khổ thơ khác trong bài thơ Nhớ rừng.
Câu 7(1,0 điểm). Có nên ứng xử với mọi sự đổi thay bằng hành động “nằm dài trông ngày tháng dần qua” không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1( 3 điểm). Viết bài văn ( khoảng 200-300 từ ) trình bảy cảm nhận của em về một nét đẹp ở hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn được thể hiện trong khổ thơ sau:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 ( 4 điểm).
…Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ Ba” như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên - nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
Trong lúc đó, ngoại nó cho tôi biết, đêm qua, bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu nhận ba nó... Té ra nó không nhận ba nó vì là cái vết thẹo, và bà nó cho biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.
Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
- Ba đi rồi ba về với con.
- Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm. Nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại. Chúng tôi cần về đúng ngày, nhận lệnh để kịp chuẩn bị. Thế là đã đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về nó, mẹ nó bảo:
- Thu! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về.
Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ:
- Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược.
Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! - Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống.” ( Trích Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1, trang 198-199)
Hãy viết một bài văn ( khoảng 300- 400 từ ) trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp và bài học cuộc sống mà một trong số các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích trên đã mang đến cho em.
-HÕt-
Hä vµ tªn thÝ sinh.....................................Sè b¸o danh..............................................
Ch÷ kÝ gi¸m thÞ 1...................................Ch÷ kÝ gi¸m thÞ 2........................................